Yêu quá, tiếng Việt

by TYTNT

YẾN TUYẾT

Tôi đoán rằng nhiều người sinh trưởng và lớn lên ở Việt Nam sẽ có cảm giác rất ấm áp như tôi có, khi được nói hay lắng nghe ngôn ngữ mẹ đẻ quen thuộc và thân yêu của mình. Nhất là khi chúng ta ở xa nơi “chôn nhau, cắt rốn” đến cả một Đại Tây dương mênh mông ngàn dặm đường.

Còn gì vui hơn khi hiểu hết được những ý nghĩa, những âm điệu, những câu đùa cợt của tiếng Việt. Thích thú quá khi sử dụng những danh từ, tĩnh từ, trạng từ, hay đọc lên câu ca dao, tục ngữ ý nghĩa đã được truyền tụng hàng trăm năm trong nhân gian.

Thấm thía và thú vị khi đọc những bài văn hay họ, hoặc đắm mình vào những âm điệu và ca từ tuyệt vời trong nhiều ca khúc tiền chiến, được sáng tác bởi những nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ biết trân trọng tiếng Việt.

Làm sao không xúc động và yêu thêm tiếng Việt khi nghe Thái Thanh hát Tình ca của Pham Duy:

“Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời.
Mẹ hiền ru những câu xa vời.
À, À ơi tiếng ru muôn đời…”

Đến sinh sống ở Hoa Kỳ, phải học Anh ngữ để có thể hòa mình vào giòng chính nhưng khi được họp mặt với bạn bè, gia đình, hay sinh hoạt trong cộng đồng, khi có thể hoàn toàn sử dung tiếng Việt, tôi thấy mọi người có vẻ thoải mái, vui vẻ, hiểu và thông cảm nhau hơn, chấp nhận nhau hơn.

Theo dữ liệu của Wikipedia năm 2023, dân số của cộng đồng Việt Nam ở hải ngọai sau những đợt tị nạn và di dân trong 47 năm qua đã tăng đến 3 trịệu người. Trong đó, tiếng Việt được sử dụng ở miền Nam trước ngày 30/4/1975 đang được khoảng gần 2 triệu nguời Việt Nam sống ngoài nước Việt Nam tiếp tục gìn giữ.

Tuy nhiên, rất nhiều người Việt ở hải ngoại tiếp tục chia sẻ sư quan tâm về việc tiếng Việt đang mỗi ngày mỗi bị mai một trong đời sống của thế hệ trẻ, tức thế hệ thứ ba, được sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ, hay tại các quốc gia khác trên thế giới.

Bên cạnh đó, một số người còn ghi nhận việc sử dụng không đồng nhất các ngữ vựng hay văn phạm trong công đồng Việt Nam khi một ngôn ngữ Việt Nam mới thời hậu chiến, rất khác với ngôn ngữ được sử dung tại miền Nam Việt Nam, mà phần lớn người tị nạn miền Nam Việt Nam mang theo họ và sử dungở hải ngoại.

Ngữ vựng và văn phạm mới này được nhiều đợt di dân gần đây từ Việt Nam đem qua Hoa Kỳ, hay nó xuất hiện trong một số ấn phẩm từ Viêt Nam du nhập vào Hoa Kỳ.

Có một số học giả người Việt ở hải ngoại nghĩ rằng chúng ta không nên lo âu quá đáng về những ngữ vựng mới vì theo thời gian, đượng nhiên phải có những ngữ vựng và lối hành văn mới xuất hiện, và chúng ta nên đón nhân sư thay đổi này với tinh thần cởi mở trong mọi ngôn ngữ, kể cả Việt ngữ.

Ý kiến trên đây vẫn chưa được đa số đồng ý, thế nhưng trong bài viết này tác giả chỉ muốn đề cập và ghi nhận những cố gắng gìn giữ tiếng Việt nói chung ở hải ngoại.

Trong đó là hoạt động của vô số trung tâm Việt ngữ cung cấp việc day tiếng Việt cho rất nhiều trẻ em Việt Nam thuộc thế hệ thứ hai hay thứ ba trên toàn nước Mỹ.

Ngoài ra, chúng ta cũng may mắn là cho đến năm 2023 này, vẫn còn nhiều sách báo ở hải ngoại, đăc biệt ở quân Cam, California, được xuất bản bằng Việt ngữ và có số lượng không ít độc giả trẻ tuổi.

Trước hết, phải ghi nhận một điểm son của thế hệ thứ nhất và ngay cả thế hệ thứ hai của người Việt sống ở hải ngoại, nhất là tại Orange County thuộc tiểu bang California của Hoa Kỳ , về việc họ đã không nản lòng trong nỗ lực duy trì tiếng Việt trong thời gian 47 năm qua.

Dù những lớp dạy Việt ngữ chỉ do một nhóm tư nhân có lòng gìn giữ tiếng Việt, hay do nhà thờ, chùa chiền tổ chức, chúng ta phải cảm ơn công lao góp phần vào sự thành công qua việc hợp tác giữa phu huynh với lòng hy sinh, sự nhiệt thành của các thầy cô giáo tại trung tâm dạy Việt ngữ.

Trước đây vài năm, khi từng có dịp tham gia vào sinh hoạt của một số khóa Tu nghiệp Sư phạm miền Nam California trong vai trò thuyết trình viên, tôi có dịp găp rất nhiều thầy, cô giáo trong tuổi 20, 30, bên cạnh những giáo viên dạy Việt ngữ đã già dặn kinh nghiệm và tuổi đời.

Họ đã và đang góp phần dìu dắt thế hệ trẻ lớn lên ở hải ngọai tiếp tục yêu mến và sử dụng tiếng Việt. Chính sự có mặt của họ trong các lớp dạy Việt Ngữ đã chứng tỏ là trong tương lai, cho dù ở xa nơi quê cha, đất tổ hàng ngàn dặm đường, người Việt tha hương sẽ vẫn hy vọng còn được nghe thứ ngôn ngữ mà “mẹ hiền đã ru ta từ lúc nằm nôi” đó vang lên ở mọi nơi.

Bên cạnh đó, riêng tại quân Cam, nơi có đông người Việt cư ngụ, việc giảng dạy chương trình song ngữ Anh-Việt hiện đang tiếp tục tiếp diễn tại một số lớn trường tiểu học và trung học sau khi được chuẩn thuận của Sở Giáo dục.

Ngay tại bậc Đai học, lớp Việt ngữ cũng được mở ra cho thế hệ Việt Nam thứ ba tại hải ngoại hay người bản xứ theo học.

Một cách lạc quan, mặc dù phải bươn chải kiếm sống trong thời gian đầu mới hội nhâp vào một đất nước mới và phải làm quen với bao khó khăn về phong tục, tập quán và ngôn ngữ khác biệt, chúng ta phải ghi nhận là thế hệ thứ nhất đã cố gắng duy trì tiếng Việt trong gia đình với khả năng và thời gian hạn hẹp của họ.

Đã có nhiều đứa trẻ khi bước chân đến Mỹ mới có bảy, tám tuổi và bây giờ đã trở thành những người trung niên 50, 60 mà vẫn còn nói tiếng Việt trôi chảy và viết tiếng Việt khá thông thạo. Cũng có một số ít có thể viết Việt ngữ khá chính xác về văn phạm bên cạnh nói tiếng Việt không bị ngọng nghiu vì pha tiếng Anh, dù đa số các em chỉ có thể nói tiếng Việt, chứ không thể viết tiếng Việt, tôi vẫn nghĩ rằng đó là một điểm son về việc họ có biết ít, nhiều Việt ngữ.

Dĩ nhiên, nhờ công lao của ông bà, cha mẹ sống chung trong cùng một nhà, đã giúp các em gìn giữ được tiếng Việt khi khuyến khích, hay bắt buộc các em phải dùng Việt ngữ trong phạm vị gia đình và nhờ đó, có một số ít có thể nói và viết được tiếng Việt rành rẽ hơn.

Khi có dịp trao đổi với các thầy cô giáo Việt ngữ, họ đã chia sẻ ý kiến về sự cần thiết khi được phụ huynh hỗ trợ. Ai cũng hiểu rằng phụ huynh không chỉ bận rộn vì đi làm việc mà bân rộn vì đủ mọi sinh họat khác do nhu cầu xã hội đem lại.

Thế nhưng nếu phụ huynh gởi con đến trường lớp dạy tiếng Việt đi nữa, thời gian ngắn ngủi của 2, 3 tiếng đồng hồ mỗi tuần trong lớp Việt ngữ không thể giúp tiếng Việt của trẻ em tiến bộ nếu không có sự đóng góp tích cực của cha mẹ các em ở nhà.

Có dịp tiếp xúc với những em trong thế hệ thứ hai mà bây giờ là những người trưởng thành, có gia đình riêng và con cái, tôi thấy ai cũng tỏ lòng biết ơn cha mẹ, ông bà đã tạo cơ hội cho họ học tiếng Việt từ khi còn nhỏ để họ biết hai ngôn ngữ giúp họ kiếm việc làm dễ dàng hơn; và bây giờ có thể phục vụ lại công đồng dễ dàng hơn.

Ngoài ra, các phụ huynh trẻ thuộc thế hai còn hãnh diện vì qua ngôn ngữ Việt, họ dễ hiểu rõ hơn về văn hóa và tâp quán của tổ tiên mình khi sinh hoạt trong cộng đồng của mình.

Mặc dù là thuyền nhân đến định cư tại Hoa Kỳ vào năm 1982, tôi chỉ thực sự sống ở quân Cam từ năm 1994. Nhờ đó, tôi mới có cơ hội ghi tên cho các con học ở Trung tâm Việt ngữ Hồng Bàng và hỗ trợ chương trình dạy Viêt ngữ trong vai trò thành viên của nhóm phụ huynh học sinh của Hồng Bàng.

Dịp này, tôi biết được rằng trong thời gian 10 năm đầu tiên hình thành công đồng Việt Nam, việc gìn giữ tiếng Việt chưa được đẩy mạnh vì ai nấy còn phải lo thích nghi vào xã hội Hoa Kỳ để ổn định cuộc sống. Mọi người phải ưu tiên lo học hành hay tìm việc làm nuôi thân và chăm sóc cho con cái. Sau đó, nhờ Cali là nơi dân số người Việt Nam sinh sống ngày một tăng trưởng nhanh chóng, các bậc cha mẹ bắt đầu nhân thấy con cái mình lớn lên và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Tây phương nhiều hơn là văn hóa Việt Nam.

Trong gia đình, việc sử dụng tiếng Việt cũng dần dần thưa vắng. Đã có những khác biệt xảy ra vì bất đồng ngôn ngữ, vì sự xung đột văn hóa khi thế hệ thứ hai bi giằng co giữa hai ảnh hưởng: văn hóa và phong tục Việt Nam mà họ phải tuân theo trong phạm vi nhỏ hẹp của gia đình bên cạnh văn hóa và suy nghĩ của người Hoa Kỳ trong xã hội rộng lớn mà họ sinh họat và hấp thụ. 

Từ kinh nghiệm bản thân trong gia đình, những người có tâm huyết thuộc thế hệ thứ nhất đã nhìn thấy nhu cầu gìn giữ và phát triển văn hóa Việt Nam. Họ muốn con cháu của mình, cho dù trở thành công dân Hoa Kỳ đi nữa, cũng cần nhớ đến côi nguồn, và điều trước tiên là phải giúp những người thuộc thế hệ thứ hai biết nói, viết và yêu mến tiếng Việt.

Gia đình lúc này thấy cần đến sự góp sức của công đồng và vì nhu cầu đó, những trường dạy Việt Ngữ ra đời.

Với sự đóng góp công sức, lòng hy sinh, sự thiết tha gìn giữ tiếng Việt của nhiều cá nhân mà trong đó các thầy cô giáo là một thành phần quan trọng, từ những bước phôi thai, ngày nay, chúng ta đã có hàng chục trung tâm Việt Ngữ với một Ban Đại diện các Trung Tâm Việt Ngữ đang hoạt động mạnh mẽ và sỉ số học sinh lên đến hàng ngàn em.

Có những em cựu học sinh lớp Việt ngữ nay đã trở thành lớp cha mẹ trẻ, có con đủ tuổi để gởi đến trường Việt ngữ mà họ đã từng theo học.

Qua kinh nghiệm của riêng mình, tôi nghĩ rằng phần lớn những cha mẹ ở Mỹ phải dùng Anh ngữ ở nơi làm việc và ngoài xã hội nên có thói quen dùng Anh ngữ hơn Việt ngữ khi về nhà vì con cái có thể hiểu ngay. Hoăc chúng ta đành phải sử dụng một loại ngôn ngữ pha trộn Anh – Việt để nói chuyện trong gia đình.

Từng là một người mẹ độc thân có ba con nhỏ 30 năm trước đây, tôi tìm thấy hình ảnh mình sử dụng tiếng Anh với các con khi từ sở làm trở về nhà gặp tui nó. Có khi tôi phải vôi vàng dịch ngay câu tiếng Anh qua tiếng Việt như một cách dậy con Việt ngữ, nhưng có khi mệt quá tôi cho nó qua luôn.

Tôi nhớ mình đã phải nhịn cười nhiều lần khi thằng con út cố gắng tập hát bài quốc ca Việt Nam và bài ca Hướng Đạo một cách vất vả. Nó bỏ dấu loạn cả lên khi phát âm và uốn éo thân hình để nhớ khi nào phải bỏ dấu hỏi hay dấu ngã.

Tôi gồng mình khen ngơi con khi chúng cố gắng nói tiếng Việt với phát âm không chuẩn. Tự nhắc nhở mình rằng tụi nó là người Mỹ đang học tiếng Việt nên phải gặp khó khăn hơn mình là người Việt 100% . Ít ra, cho đến bây giờ, các con tôi vẫn có thể nói tiếng Việt khá trôi chảy dù không biết viết.

Bên cạnh sự lớn mạnh và phát triển của các Trung tâm Việt Ngữ, tôi cho rằng ngoài sự đóng góp của phụ huynh, công đồng Việt Nam có thể thành lập một thư viện bao gồm những dụng cụ, học liệu liên quan đến việc giảng dạy Việt Ngữ để phụ huynh có thể mượn hay thuê mướn với giá tượng trưng hầu giúp họ trong việc dạy con em sử dụng Việt ngữ ở nhà. Như thế, kết quả có thể tốt đẹp hơn nữa.

Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của giới truyền thông cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phổ biến những bài báo, những phóng sự về sinh hoạt của các trung tâm Việt ngữ. Nếu có những bài phỏng vấn thầy cô, học sinh, phụ huynh để họ có dịp trình bày những thí dụ thiết thực của việc học Việt ngữ thì hy vọng, cộng đồng và gia đình sẽ ý thức hơn về việc duy trì Tiếng Việt ở trong gia đình nói riêng và ở hải ngọai nói chung.

Tôi còn nghĩ rằng cho đến nay, sau 47 năm hình thành công đồng Việt Nam trên đất Mỹ, vẫn còn rất nhiều người trong các thế hệ trẻ hơn tiếp tục tìm đọc và đón nhận những lời thơ đẹp, những câu chuyện hay, những bài báo xúc tích được viết bằng tiếng Việt với lòng trân trọng và yêu mến.

Cho nên, tôi hy vọng các nhà văn, nhà thơ, nhà báo tiếp tục dùng chữ Việt để sáng tác, để tường thuật… cho dù những chữ viết ấy đôi khi không thể đổi được bằng tiền, nhưng có giá trị mãi mãi, bởi nó mang tinh thần Việt, tâm hồn Việt và chữ Việt bất diệt.

“Tiếng nước tôi
Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui
Khóc cười theo vân nước nổi trôi, nước ơi

You may also like

Leave a Comment

Verified by MonsterInsights