Thể thao học đường nhìn từ một giải đấu

by Vy Trần

Hoài Lê

LTS: Giảo dục thể chất gần như là một nội dụng không thể thiếu trong học đường. Tuy nhiên tùy vào nhận thức, quan niệm và cả nguồn ngân sách mà mỗi quốc gia có một cách đầu tư cho thể thao học đường khác nhau. Xin giới thiệu với bạn đọc một góc nhìn khác của Hoài Lê, một cựu nhà báo thể thao Việt Nam về thể thao học đường ở Hoa Kỳ.

Choáng ngợp từ một giải bóng chuyển

Đầu tháng 6, tại khu du lịch nổi tiếng của thành phố Chicago (Illinois) – Navy Pier diễn ra một giải bóng chuyền mang tên: Junior National Volleyball Champion 2023. Theo thông tin mà BTC cung cấp thì giải quy tụ gần 200 đội bóng của 7 lứa tuổi từ 12 đến 18 (dành cho nữ) và 3 lứa tuổi từ 12 đến 14 dành cho nam. 

Lần đầu tiên đưa con tham dự một giải đấu của tuổi học trò, tôi đã thật sự choáng. Đầu tiên đó là việc ban tổ chức đã biến một trung tâm vui chơi giải trí mùa đông thành một sàn đấu khổng lồ với 27 sân bóng chuyển. Nhiều năm đi viết thể thao trước đây, tôi chưa từng thấy một nhà thi đấu trong nhà nào có sức chứa khủng như vậy. 

Nhưng điều ngợp thật sự đó là không khí thi đấu. Cứ thử hình dung 27 sân banh thi đấu cùng một lúc, tiếng còi của trọng tài, tiếng đập banh và tiếng reo hò của cầu thủ cùng với cấp số nhân người ủng hộ… sẽ tạo nên một âm thanh như thế nào.

Người lớn còn ngợp nói gì con nít. Theo HLV Dan Tripp, CLB Future của con trai tôi thì giải chính là môi trường giúp trẻ rèn luyện tâm lý và kỹ năng thì đấu. 

Không thể đòi hỏi cao về kỹ thuật của các cô cậu bé Middle school bởi tiêu chí của các nhà tổ chức chính là tạo cho họ một sân chơi, chất lượng của thể thao học đường. Và liền đó là một kỳ nghỉ dưỡng thú vị cho các cầu thủ nhí đến từ các tiểu bang bờ Trung Tây nước Mỹ cùng với gia đình của họ. Có lẽ vì vậy mà giải đấu được tổ chức ở một trung tâm du lịch nổi tiếng với đầy đủ các dịch vụ nhà hàng, khách sạn khu vui chơi giải trí…

Xem các cô, cậu bé thi đấu có thể nhận thấy sự chênh lệch về vóc dáng nhưng có một điều chắc chắn công bằng đó là cùng tuổi. Hệ thống đào tạo của Hoa Kỳ cũng như việc huấn luyện tại các CLB hay trung tâm đào tạo chuyên sâu đều căn cứ theo tuổi. Có nghĩa: 12 tuổi là học lớp 6, tương ứng là 13 học lớp 7 và 14 học lớp 8…. Thể chất có thể khác nhau nhưng chắc chắn không có chuyện đứa tuổi lớn ăn hiếp đứa bé mà ở Việt Nam người ta thưởng gọi là ăn gian tuổi.

Một điều khác lạ nữa là căn cứ vào lứa tuổi, các VĐV đều là học sinh, nhưng xem vào màu áo, tôi không thấy tên trường mà thay vào đó là tên CLB. Và đây chính là điểm khác biệt của thể thao học đường ở Mỹ.

Chất của thể thao học đường

Khi biết con tôi đi thi đấu, nhiều bạn bè ở Hoa Kỳ điện thoại, nhắn tin chúc mừng nhưng liền đó là câu nói: cho tụi nhỏ chơi thể thao tốn tiền quá nhưng lợi nhiều.

Thật ra ở Hoa Kỳ việc giáo dục thể chất có thể được xem là việc để trẻ tham gia các trò chơi vận động. Qua các hoạt động này đứa trẻ phát triển và tự nguyện chọn cho mình một hoặc vài môn thể thao mà mình thích. 

Tất nhiên để theo đuổi đam mê chúng phải có cơ sở để thực hiện. Nhà trường lúc này chỉ là cái nôi hướng chúng đến điều chúng thích. Sau giờ học mỗi ngày những đứa trẻ thích thể thao đều đến trung tâm thể thao của trường tập môn mà mình thích với thầy giáo. Nhưng muốn nâng cao, chúng buộc phải đến các CLB nơi đó có những hướng dẫn viên, HLV chuyên sâu. 

Điều thú vị là ở chỗ hệ thống đào tạo này kết nối khá khoa học. Sau khoảng 3 tháng chơi ở trường là đến lượt các trung tâm thể thao của khu vực (giống như cấp quận ở VN) mở khóa huấn luyện. Khoảng 3 tháng sau là các trung tâm chuyên sâu (Academy) tuyển dụng.  

Điểm giống nhau là muốn tham gia, học sinh đều phải có giấy xác nhận sức khỏe của bác sĩ và các khóa đều nhận ghi danh theo độ tuổi. Nhưng điểm khác nhau lớn nhất đó là kinh phí. Chơi thể thao ở trường không phải đóng tiền nhưng ở CLB quận thì phí cho ba tháng khoảng vài trăm còn phí cho khóa học ở CLB chuyên sâu lên đến hơn ngàn đồng. 

Một điểm giống nhau cho tất cả các cấp thể thao này là ở chỗ người chơi ngoài thời gian được huấn luyện thì họ phải thi đấu liên miên theo kiểu tuần tập 2 buổi cuối tuần thì đấu. Cứ như thế cho đến hết khóa. Cấp quận còn thi đấu liên  quận chớ cấp CLB chuyên sâu thì thôi rồi, đi thì đấu xuyên bang là chuyện thường. 

Tất nhiên, để khuyến khích và nuôi dưỡng đam mê của con, cha mẹ chúng ngoài việc dành thời gian còn phải tốn thêm một mớ tiền gồm vé máy bay, khách sạn cho con và cả cho mình.

Điểm khác biệt của thể thao học đường ở Hoa Kỳ đó chính là sự tự nguyện và vai trò của gia đình. Có lẽ vì vậy mà chẳng thấy HLV nào hối thúc các VĐV vẫn luôn có mặt đúng giờ. Thậm chí có nhiều đứa trẻ chỉ ngồi ghế dự bị, hoặc không được thi đấu vậy mà không đứa nào chịu ở nhà.

Thể thao trị thức

Ở VN, tôi thường đến các trường năng khiếu dành cho các tài năng thể thao. Ở đây những đứa bé bộc lộ năng khiếu thể thao được gom lại, đào tạo kỷ năng chơi thể thao là chính và học văn hóa là phụ. Chính vì vậy đường ra của những đứa trẻ này chỉ là trường đại học TDTT hoặc lao động chân tay sau khi nghỉ thì đấu. 

Còn ở Mỹ, theo con dự các giải thì đấu lớn, nhỏ có một điều thú vị là không bao giờ thấy chúng phàn nàn việc bóng trong hay ngoài, lỗi dính tay hay chạm lưới. Đặc biệt xem các trận đấu của con nít tôi thấy trọng tài rất nghiêm trong việc bắt vị trí trên sân hay nhắc nhở kỹ việc thay người. Có nghĩa là đệm bóng, bắt bước một, chuyền hai sai đó là kỹ thuật. Kỹ thuật có thể sửa đổi nhưng luật là luật bất cứ lứa tuổi nào cũng phải tuân theo.

Anh Võ Lai, giảng viên một trường đại học ở Connecticut cho biết thể thao học đường của Hoa Kỳ có sự ưu việt xuyên suốt từ cấp 2 lên đại học đó là những đặc quyền dành cho người có tài năng. Có nghĩa là cùng số điểm nhưng nếu biết chơi giỏi một môn thể thao, học sinh (hay sinh viên) sẽ được chọn đầu tiên. Thậm chí các môn học cũng được giảm nhẹ cho sinh viên thi đấu thể thao.

Tôi cứ lăn tăn việc học sinh, sinh viên chơi thể thao thi đấu nhiều, khi ra trường đâu đủ kiến thức và kinh nghiệm để hành nghề của mình đã học. Anh Lại lý giải: Đây chính là sự khác biệt của thể thao học đường ở Hoa Kỳ. Với kỷ năng nền được huấn luyện bài bản (như đã nói ở trên), có rất nhiều sinh viên thật sự có tài đã chọn cho mình con đường là thể thao chuyên nghiệp.

Đó cũng là Lý giải về những VĐV trí thức của thể thao Hoa Kỳ.

     ★☆☆☆☆☆☆☆☆☆☆☆

Có thể còn nhiều điều nói về thể thao học đường ở Hoa Kỳ nhưng rõ nhất vẫn là môi trường học đường là nơi ươm tài năng cho thể thao. 

Với riêng mình khi nhìn những đứa trẻ “khớp” trong một giải đấu lớn đầu đời lại thi đấu hay hơn ở mỗi trận sau đó, tôi hiểu hơn về cách họ ươm và đào tạo VĐV trí thức cho tương lại.

Và ẩn sau mỗi tài năng thể thao Hoa Kỳ không chỉ là sự khuyến khích, ưu đãi của cơ chế, của hệ thống đào tạo mà còn là vai trò quan trọng của gia đình.

You may also like

Leave a Comment

Verified by MonsterInsights