Thầy giáo làng, kỳ 30

by TYTNT
Thầy giáo làng, kỳ 31

NGUYỄN TRỌNG HIỀN

Vua Tự Đức (1829-1883) bắt đầu triều đại của mình vào năm 1847 với một sắc lệnh nói rằng đạo Thiên Chúa là một tôn giáo đi ngược lại thiên nhiên bởi vì đạo này bỏ việc thờ cúng tổ tiên. Vua Tự Đức ra lệnh lùng bắt các nhà truyền giáo ngoại quốc và giết tất cả bằng cách nhấn chìm họ. Các linh mục Việt Nam thì bị buộc phải từ bỏ đức tin của họ, nếu không sẽ bị xẻ làm hai.

Năm 1851, nhà truyền giáo ngoại quốc đầu tiên bị chặt đầu và thi hài của ông bị ném xuống một con sông chảy ra biển. Ba người khác cũng chịu chung số phận vào năm sau. Một trong ba người là bạn thời thơ ấu của Hoàng Hậu Pháp, Eugénie de Montijo, người Tây Ban Nha và là vợ của Hoàng Đế Pháp, Napoléon III.

Theo lệnh của Napoléon III, các lực lượng Pháp, được hỗ trợ bởi quân đội do Tây Ban Nha cung cấp, bắt đầu tấn công và chiếm các thành phố từ Cửa Hàn ở miền Trung đến Gia Định ở miền Nam vào năm 1858. Năm 1862, Pháp buộc chính quyền Việt Nam phải nhượng cho họ ba tỉnh lớn (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và hòn Côn Đảo ở miền Nam cũng như cho phép người Pháp tự do đi lại trên sông Cửu Long. Chính quyền Việt Nam cũng phải đồng ý để cho các nhà truyền giáo người Pháp và Tây Ban Nha có quyền cải đạo, và cho phép người Việt Nam theo đạo Thiên Chúa mà không sợ bị áp bức.

Năm 1863, Phan Thanh Giản được Vua Tự Đức cử làm chánh sứ dẫn đầu một phái đoàn Việt Nam đến Paris để yêu cầu Napoléon III trả lại ba tỉnh miền Nam cho Việt Nam. Các cuộc đàm phán thất bại, nhưng Chánh Sứ Phan Thanh Giản đã nhân cơ hội này quan sát trực tiếp những tiến bộ khoa học và công nghiệp mà Pháp đạt được trong cuộc Cách mạng Công nghiệp. Khi ông trở về và tường trình những quan sát của mình, nhà Vua đã không hưởng ứng và tư tưởng bài ngoại vẫn tiếp tục như trước.

Năm 1867, Pháp lại tấn công để đánh chiếm ba tỉnh còn lại (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) ở miền Tây Nam Kỳ. Phan Thanh Giản biết lực lượng của mình không phải là đối thủ của quân Pháp và chọn cách tránh đổ máu không cần thiết. Ông dâng thành Vĩnh Long và ra lệnh cho cấp dưới không được kháng cự. Sau đó ông tuyệt thực và cuối cùng tự kết liễu đời mình bằng cách uống thuốc độc.

Như vậy chỉ trong vòng vài ngày, ba tỉnh cuối cùng của miền Nam đã rơi vào tay Pháp và toàn bộ Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp.

Năm 1873, mặc dầu không có lệnh của cấp trên, một lực lượng chưa đến 200 lính Pháp và lính đánh thuê Trung Quốc dưới sự chỉ huy của Trung Úy Hải Quân Pháp Francis Garnier, đã mở một cuộc tấn công bất ngờ và chiếm thủ đô Hà Nội chỉ sau một giờ chiến đấu. Tổng chỉ huy quân đội Việt Nam, Nguyễn Tri Phương, bị thương và bị bắt. Ông từ chối điều trị, tuyệt thực và chết đi một tháng sau. Trong thời gian đó, bốn tỉnh miền Bắc rơi vào tay quân Pháp.

Để chống lại Pháp, triều đình Huế phải cầu cứu quân Cờ Đen, một nhóm thổ phỉ người Tráng ở Quảng Tây phía Nam của Trung Quốc và được chỉ huy bởi thủ lĩnh Lưu Vĩnh Phúc. Vì bị áp lực của quân đội Trung Quốc, Quân Cờ Đen đã tràn từ Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam.

Lực lượng hoàng gia Việt Nam hợp sức với quân Cờ Đen tấn công Hà Nội do Pháp kiểm soát. Mặc dù bị thua và bị quân Pháp đánh đuổi, một nhóm quân Cờ Đen vẫn phục kích và giết được Francis Garnier. Một tháng sau, người Pháp trao trả các tỉnh miền Bắc Kỳ cho chính quyền Việt Nam.

Năm 1882, quân Pháp lại tấn công Hà Nội với lý do cần phải bảo vệ thường dân Pháp. Họ chiếm thành phố trong vòng chưa đầy ba giờ chiến đấu. Tổng Đốc Hoàng Diệu tự treo cổ tự tử chứ không chịu rơi vào tay quân Pháp.

Vua Tự Đức, vì mắc bệnh đậu mùa lúc còn thơ ấu, không có hậu duệ trực hệ. Sau khi ông qua đời vào năm 1883, ông được kế vị bởi một số cháu trai còn trẻ, yếu ớt và dễ bị khuất phục trước những âm mưu trong cung điện.

Người kế vị đầu tiên, Dục Đức (1852-1883), chỉ cầm quyền được ba ngày trước khi bị các cận thần bỏ tù sau khi buộc tội ông coi thường các nghi thức tang chế và suy đồi đạo đức. Dục Đức bị bỏ đói cho đến chết trong tù.

Người kế vị thứ hai là Hiệp Hòa (1847-1883) trị vì được bốn tháng thì bị bắt buộc uống thuốc độc vì tội đã quá nhân nhượng với người Pháp.

Người kế vị thứ ba là Kiến Phúc (1869-1884) lên ngôi khi mới 15 tuổi, tám tháng sau thì qua đời vì bạo bệnh.

***

Năm 1883, quân Pháp tấn công Thuận An để buộc triều đình Việt Nam phải ký Hiệp Ước 1883 xác định Trung Kỳ và Bắc Kỳ là xứ bảo hộ của Pháp. Như vậy, trên thực tế, trong khi chỉ có miền Nam là thuộc địa chính thức của Pháp, cả nước, trên mọi phương diện, đã thật sự trở thành thuộc địa của Pháp.

Em ruột của Kiến Phúc nối ngôi năm 1884 và lên làm Vua Hàm Nghi (1871-1943) khi mới có 13 tuổi. Chỉ vài tháng sau, phe tôn ông lên ngôi đã tấn công quân Pháp đang đóng ở kinh đô.

Sau lúc bất ngờ ban đầu, quân Pháp đã tập hợp lại và đánh trả được quân của triều đình. Người Pháp truy đuổi những kẻ tấn công họ và giết chết hàng nghìn binh lính và dân thường. Họ xâm chiếm kinh thành, xâm nhập Tử Cấm Thành và nổi cơn thịnh nộ giết chóc, hãm hiếp và cướp bóc. Nhà vua trẻ phải di tản và chạy trốn khỏi kinh đô với khoảng một trăm binh lính và những người hầu cận.

Trong ba năm sau đó, Vua Hàm Nghi phải di chuyển hết tỉnh này đến tỉnh khác để trốn Pháp. Năm 1888, một trong những người của ông đã phản bội và dẫn quân Pháp đến nơi ẩn náu cuối cùng của ông. Ông được đưa thẳng ra Thuận An và phải lên tàu thủy đưa đến Alger, thủ đô của Algérie một thuộc địa của Pháp ở Bắc Phi. Ông sống lưu vong ở đó cho đến khi qua đời 55 năm sau.

Trong thời gian chạy trốn Pháp, năm 1885 Hàm Nghi ban bố hịch Cần Vương kêu gọi người Việt khắp nơi nổi dậy chống Pháp. Các quan lại, học giả và sĩ quan quân đội từ mọi miền đất nước đã đáp lại lời kêu gọi của ông. Phong trào kháng chiến Cần Vương bắt đầu từ đó.

***

Nhà lãnh đạo kháng chiến nổi bật nhất là Phan Đình Phùng, người quê Hà Tĩnh, nổi tiếng thanh liêm. Ông là một học giả xuất sắc đã đỗ đầu kỳ thi Đình năm 1877 để trở thành Đình Nguyên Tiến Sĩ. Sau thành tích đáng nể đó, ông giữ một số chức vụ, cao nhất là ngự sử, một chức vụ cho phép ông điều tra và chỉ trích bất cứ quan chức nào, kể cả nhà vua.

Vai trò ngự sử đương nhiên khiến ông có nhiều kẻ thù trong giới quan lại. Trong một trường hợp điển hình, một sắc lệnh của vua Tự Đức bắt tất cả các triều thần phải tham gia các khóa huấn luyện để học cách bắn súng trường Tây phương. Tuy nhiên, hầu hết đều không thèm đi huấn luyện và quan ngự sử đã báo cáo với nhà vua rằng gần như tất cả các quan đều tìm mọi cách để trốn tránh các buổi huấn luyện bắn súng. Điều đó và những sự kiện tương tự khác đã khiến nhà vua tin tưởng vào quan ngự sử, nhưng các quan lại căm thù ảnh hưởng của ông và nhiều người âm mưu loại bỏ ông.

Trớ trêu thay, ngay trước cuộc khởi nghĩa Cần Vương, Phan Đình Phùng đã bị Nhiếp Chính Tôn Thất Thuyết cách chức và đuổi về nhà. Tôn Thất Thuyết nghi ngờ Phan Đình Phùng không tán thành âm mưu của mình đưa một người mà mình thích lên ngôi, tức là Vua Hàm Nghi. Tuy nhiên, khi hịch Cần Vương được ban bố, Phan Đình Phùng đã gạt bỏ hiềm khích cá nhân và hết lòng hợp tác với Thuyết trong việc tổ chức kháng chiến chống Pháp.

Một trong những việc làm đầu tiên của ông là truy lùng và giết chết tên phản bội đã dâng vua Hàm Nghi cho Pháp. Sau đó, ông ta tấn công hai ngôi làng công giáo bị buộc tội cộng tác với người nước ngoài. Tuy nhiên, lực lượng của ông ta đã bị đánh tan tác và anh trai của ông bị bắt bởi quân đội thực dân Pháp đến giải cứu các ngôi làng. Phùng không chịu đầu hàng Pháp để cứu người anh của mình. Ngưỡng mộ lòng quyết tâm và tư cách đạo đức vững chắc của ông, nhiều học giả và anh hùng địa phương đã nhiệt tình gia nhập hàng ngũ các nhóm vũ trang của ông.

Người giúp sức đắc lực nhất của ông là Cao Thắng, một thiên tài quân sự đã giúp ông tổ chức và huấn luyện quân đội tình nguyện. Cao Thắng đã lấy vũ khí thu được của Pháp làm mẫu để chế tạo khoảng 350 khẩu súng trường. Nhưng những khẩu súng không có rãnh xoắn cho nên bắn không được xa, kém chính xác và kém hiệu quả hơn các loại súng ngoại quốc. Tuy nhiên, trong tầm bắn dưới 200 mét thì súng chỉ thua chút ít so với súng trường Gras kiểu 1874 của Pháp.

Nói chung sự hỗ trợ về nhân lực và hậu cần mà quân nổi dậy cần phải có không bao giờ bằng những gì người Pháp có sẵn, cả về cả binh lính lẫn tài nguyên. Do đó, bất kể sự ủng hộ ban đầu của quần chúng, quân nổi dậy thật sự chiến đấu trong một trận chiến vô vọng. Những người nổi dậy ngày càng khó chống lại quân Pháp và quân đội hoàng gia dưới sự chỉ huy của các quan lại trung thành với các nhà vua do Pháp đặt lên ngai vàng tại Huế.

Chẳng mấy chốc, quân nổi dậy không còn đủ khả năng đương đầu với quân Pháp trong các trận đánh cổ điển. Họ phải chuyển sang chiến tranh du kích trong khi Pháp tiếp tục xây dựng tiền đồn và mở rộng ảnh hưởng sâu rộng hơn vào nông thôn.

Năm 1893 Cao Thắng thiệt mạng trong một cuộc tấn công đồn của Pháp. Mất đi một vị chỉ huy tài năng như vậy và với sự hỗ trợ của dân chúng ngày càng giảm đi, quân du kích không thể tồn tại được lâu. Hai năm sau, vào năm 1895, Phan Đình Phùng bị giết trong một trận chiến chống lại quân đội hoàng gia Việt Nam. Lực lượng của ông tan rã, và các thủ lĩnh bị bắt và bị hành quyết.

Tại tỉnh Hưng Yên miền Bắc, Nguyễn Thiện Thuật giữ chức tán tương quân vụ là một chỉ huy quân sự tài ba, người đã đứng đầu chiến dịch chống các bọn cướp người Việt và người Trung Hoa, và đã chiến đấu với quân Pháp khi chúng mới đến Bắc Kỳ.

Năm 1882, khi Vua Tự Đức cử sứ giả đến khuyên Nguyễn Thiện Thuật và các đồng minh hạ vũ khí, ngừng chống Pháp, Thuật và các quan không tuân lệnh. Một số thất vọng bỏ cuộc và trở về nhà, nhưng Thuật kêu gọi vũ trang kháng chiến chống Pháp. Nổi tiếng là một học giả và một người lãnh đạo tài giỏi, ông đã thu hút được nhiều người tham gia kháng chiến. Lực lượng của ông nhanh chóng lan rộng từ tỉnh Hưng Yên đến tận biên giới Tây Bắc với Trung Quốc.

Sử dụng lối đánh du kích, Nguyễn Thiện Thuật và quân của ông đã đánh bại quân Pháp trong nhiều trận từ Hưng Yên đến Hà Nội và Hải Dương. Tuy nhiên, sau nhiều năm, nỗ lực để giữ cho một lực lượng dân quân như vậy được nuôi dưỡng và cung cấp vũ khí và đạn dược đã trở thành quá nặng nề. Quân nổi dậy ngày càng khó giữ vững các căn cứ của mình.

Nguyễn Thiện Thuật đành phải đi sang Trung Quốc với hy vọng nhận được sự giúp đỡ từ những người Việt Nam lưu vong và từ chính quyền Trung Quốc. Nhưng vào thời gian đó chính quyền ấy đang ở trong giai đoạn cuối cùng triều đại nhà Thanh. Trung Quốc đang chịu áp lực nặng nề của các nước ngoài và không có điều kiện để tự giúp mình chứ đừng nói đến việc giúp đỡ một quốc gia nào khác.

Nguyễn Thiện Thuật đã sống phần đời còn lại của mình ở Trung Quốc và qua đời ở đó vào năm 1926. Sau khi ông rời Việt Nam, phong trào của ông tan rã và những người lãnh đạo còn lại bị phân tán, hoặc bị bắt và bị hành quyết.

Tại tỉnh Hưng Yên miền Bắc, Nguyễn Thiện Thuật giữ chức Tán Tương Quân Vụ là một chỉ huy quân sự tài ba, người đã đứng đầu chiến dịch chống các bọn cướp người Việt và người Trung Hoa, và đã chiến đấu với quân Pháp khi chúng mới đến Bắc Kỳ.

Năm 1882, khi Vua Tự Đức cử sứ giả đến khuyên Nguyễn Thiện Thuật và các đồng minh hạ vũ khí, ngừng chống Pháp, Thuật và các quan không tuân lệnh. Một số thất vọng bỏ cuộc và trở về nhà, nhưng Thuật kêu gọi vũ trang kháng chiến chống Pháp. Nổi tiếng là một học giả và một người lãnh đạo tài giỏi, ông đã thu hút được nhiều người tham gia kháng chiến. Lực lượng của ông nhanh chóng lan rộng từ tỉnh Hưng Yên đến tận biên giới Tây Bắc với Trung Quốc.

Sử dụng lối đánh du kích, Nguyễn Thiện Thuật và quân của ông đã đánh bại quân Pháp trong nhiều trận từ Hưng Yên đến Hà Nội và Hải Dương. Tuy nhiên, sau nhiều năm, nỗ lực để giữ cho một lực lượng dân quân như vậy được nuôi dưỡng và cung cấp vũ khí và đạn dược đã trở thành quá nặng nề. Quân nổi dậy ngày càng khó giữ vững các căn cứ của mình.

Nguyễn Thiện Thuật đành phải đi sang Trung Quốc với hy vọng nhận được sự giúp đỡ từ những người Việt Nam lưu vong và từ chính quyền Trung Quốc. Nhưng vào thời gian đó chính quyền ấy đang ở trong giai đoạn cuối cùng triều đại nhà Thanh. Trung Quốc đang chịu áp lực nặng nề của các nước ngoài và không có điều kiện để tự giúp mình chứ đừng nói đến việc giúp đỡ một quốc gia nào khác.

Nguyễn Thiện Thuật đã sống phần đời còn lại của mình ở Trung Quốc và qua đời ở đó vào năm 1926. Sau khi ông rời Việt Nam, phong trào của ông tan rã và những người lãnh đạo còn lại bị phân tán, hoặc bị bắt và bị hành quyết.

You may also like

Leave a Comment

Verified by MonsterInsights