NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG, L.Ac., Ph.D
Dẫn nhập
Nha đam, còn gọi là Lô Hội, hay Long Tu, tên khoa học là Aloe Vera. Đó là một dược thảo có nguồn gốc từ Sudan, một quốc gia ở về phía Đông Bắc Phi Châu. Vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên, người Ai cập đã dùng Nha đam trong việc trị phỏng, nhiễm trùng và sán lãi. Những người thợ săn Phi châu đã thoa Nha đam thoa lên da để chống ra mồ hôi khi săn bắn, đồng thời cũng để tránh không cho thú rừng đánh được hơi người. Nhưng không chỉ phổ biến trong dân gian, trên hành trình chinh phục, Alexandra Đại đế đã từng bắt buộc các binh sĩ mỗi người phải mang theo một số lá Nha đam trong những cuộc viễn chinh, nhằm chống khát nước, kiệt sức và dùng để trị các vết thương nhẹ khi cần thiết.
Từ ngàn xưa, người Việt chúng ta cũng đã biết dùng Nha đam để nấu chè, vừa giải nhiệt, vừa trị bệnh bao tử, giúp hệ tiêu hóa hoạt động điều hòa, hơn thế nữa, còn dùng để chữa phỏng da rất hiệu quả.
Về phân loại, tùy theo phong thổ và địa lý, các nhà nghiên cứu nhận thấy có đến trên 500 loại Nha đam trên toàn thế giới.
Nha đam trong nhãn quan Đông y
Đặc tính và tác dụng
Nha đam có vị đắng, tính Hàn, có tác dụng giải nhiệt, mát gan, thông mật, kiện tỳ vị, nhuận trường, sát trùng, đề phòng ung thư.
Có công năng điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, làm sạch đường ruột, nhuận trường, trị chứng cam tích và táo bón của trẻ em, trị đau mắt hột, chống khô mắt. Cụ Hải Thượng Lãn Ông, một danh y trong lịch sử, cũng là Tổ sư ngành Đông y Việt Nam đã từng ca ngợi đặc tính nhuận trường của Nha đam.
Vài kinh nghiệm dân gian
Làm đẹp da: Những người da khô và da nhờn nếu thường xuyên sử dụng Nha đam, thì da sẽ trở về trạng thái bình thường. Cách dùng như sau: Lấy lá Nha đam tươi gọt bỏ gai, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt. Mỗi lần sử dụng, dùng một ít nước cốt này hòa thêm chút nước cho loãng ra rồi thoa đều lên da.
Làm mượt tóc, chống rụng tóc: Lấy lá Nha đam tươi gọt bỏ gai, rửa sạch, giã vắt lấy nước. Khi sử dụng, trước hết phải lấy nước ấm gội đầu. Dùng 2 muỗng cà phê nước Nha đam hòa thêm nước lạnh cho loãng rồi tẩm đều lên tóc, phần chân tóc cũng phải được tẩm ướt. Dùng khăn bịt kín đầu để cho tóc và da đầu hấp thu tối đa các dưỡng chất của Nha đam. Khoảng 5 – 10 phút sau mở khăn ra, gội đầu lại bằng nước ấm. Để gia tăng công hiệu, chúng ta cần gội đầu sạch trước khi sử dụng Nha đam. Riêng với những người hay bị rụng tóc, khi dùng nước Nha đam gội tóc nên dùng tay xoa bóp nhẹ vùng da đầu, đồng thời kéo dài thời gian dùng khăn trùm tóc để cho tóc và da đầu hấp thu tối đa dưỡng chất.
Lưu ý: Nha đam có thể dị ứng với một số người, đặc biệt những ai có làn da nhạy cảm. Hãy làm một thử nghiệm trước khi dùng cho da mặt hoặc tóc, để xem có bị dị ứng không. Cách thử đơn giản như sau: Dùng một ít Nha đam thoa lên những vùng da mỏng như mặt trong cánh tay trên hoặc đùi trên. Sau một giờ đồng hồ, nếu da không có những triệu chứng dị ứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, ngứa thì cứ yên tâm sử dụng.
Chữa bệnh Xơ Gan cổ chướng, Viêm Gan C, Ung thư Dạ dày, Ung thư Gan: 3 lá Nha đam (khoảng 1 kg), rửa sạch, gọt bỏ phần gai hai bên. 500 gr mật ong nguyên chất, 3 muỗng canh rượu mạnh 40 độ. Tất cả dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó cất vào tủ lạnh. Mỗi ngày uống 3 lần – 15 phút trước bữa ăn – mỗi lần uống một muỗng canh. Uống liên tục nhiều tháng bệnh có thể sẽ thuyên giảm khả quan hoặc khỏi hoàn toàn.
Nhiều trường hợp Viêm Gan C và Ung thư khác cũng đã được điều trị bằng Nha đam với kết quả mỹ mãn. Tuy vậy, với những căn bệnh nghiêm trọng và nan y như thế, cách hay nhất là chúng ta phối hợp nhiều phương pháp, không loại trừ một phương pháp nào.
Bệnh Tiểu đường và cao Huyết áp: Dùng 3 lá Nha đam lớn, nặng khoảng 1 kg, gọt bỏ phần gai hai bên, thái lát rồi nấu sôi. Để nguội và sau đó xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một muỗng canh.
Viêm loét Dạ dày: 3 lá Nha đam, rửa sạch, xay nhuyễn. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh trong lúc bụng đói. Tác dụng làm lành vết loét trong dạ dày.
Nha đam trong nhãn quan Tây y
Dẫn nhập
Nha đam, còn gọi là Lô Hội, hay Long Tu, tên khoa học là Aloe Vera. Đó là một dược thảo có nguồn gốc từ Sudan, một quốc gia ở về phía Đông Bắc Phi Châu. Vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên, người Ai cập đã dùng Nha đam trong việc trị phỏng, nhiễm trùng và sán lãi. Những người thợ săn Phi châu đã thoa Nha đam thoa lên da để chống ra mồ hôi khi săn bắn, đồng thời cũng để tránh không cho thú rừng đánh được hơi người. Nhưng không chỉ phổ biến trong dân gian, trên hành trình chinh phục, Alexandra Đại đế đã từng bắt buộc các binh sĩ mỗi người phải mang theo một số lá Nha đam trong những cuộc viễn chinh, nhằm chống khát nước, kiệt sức và dùng để trị các vết thương nhẹ khi cần thiết.
Từ ngàn xưa, người Việt chúng ta cũng đã biết dùng Nha đam để nấu chè, vừa giải nhiệt, vừa trị bệnh bao tử, giúp hệ tiêu hóa hoạt động điều hòa, hơn thế nữa, còn dùng để chữa phỏng da rất hiệu quả.
Về phân loại, tùy theo phong thổ và địa lý, các nhà nghiên cứu nhận thấy có đến trên 500 loại Nha đam trên toàn thế giới.
Nha đam trong nhãn quan Đông y
Đặc tính và tác dụng:
Nha đam có vị đắng, tính Hàn, có tác dụng giải nhiệt, mát gan, thông mật, kiện tỳ vị, nhuận trường, sát trùng, đề phòng ung thư.
Có công năng điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu, làm sạch đường ruột, nhuận trường, trị chứng cam tích và táo bón của trẻ em, trị đau mắt hột, chống khô mắt. Cụ Hải Thượng Lãn Ông, một danh y trong lịch sử, cũng là Tổ sư ngành Đông y Việt Nam đã từng ca ngợi đặc tính nhuận trường của Nha đam.
Vài kinh nghiệm dân gian
Làm đẹp da: Những người da khô và da nhờn nếu thường xuyên sử dụng Nha đam, thì da sẽ trở về trạng thái bình thường. Cách dùng như sau: Lấy lá Nha đam tươi gọt bỏ gai, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt. Mỗi lần sử dụng, dùng một ít nước cốt này hòa thêm chút nước cho loãng ra rồi thoa đều lên da.
Làm mượt tóc, chống rụng tóc: Lấy lá Nha đam tươi gọt bỏ gai, rửa sạch, giã vắt lấy nước. Khi sử dụng, trước hết phải lấy nước ấm gội đầu. Dùng 2 muỗng cà phê nước Nha đam hòa thêm nước lạnh cho loãng rồi tẩm đều lên tóc, phần chân tóc cũng phải được tẩm ướt. Dùng khăn bịt kín đầu để cho tóc và da đầu hấp thu tối đa các dưỡng chất của Nha đam. Khoảng 5 – 10 phút sau mở khăn ra, gội đầu lại bằng nước ấm. Để gia tăng công hiệu, chúng ta cần gội đầu sạch trước khi sử dụng Nha đam. Riêng với những người hay bị rụng tóc, khi dùng nước Nha đam gội tóc nên dùng tay xoa bóp nhẹ vùng da đầu, đồng thời kéo dài thời gian dùng khăn trùm tóc để cho tóc và da đầu hấp thu tối đa dưỡng chất.
Lưu ý: Nha đam có thể dị ứng với một số người, đặc biệt những ai có làn da nhạy cảm. Hãy làm một thử nghiệm trước khi dùng cho da mặt hoặc tóc, để xem có bị dị ứng không. Cách thử đơn giản như sau: Dùng một ít Nha đam thoa lên những vùng da mỏng như mặt trong cánh tay trên hoặc đùi trên. Sau một giờ đồng hồ, nếu da không có những triệu chứng dị ứng như ngứa, nổi mẩn đỏ, ngứa thì cứ yên tâm sử dụng.
Chữa bệnh Xơ Gan cổ chướng, Viêm Gan C, Ung thư Dạ dày, Ung thư Gan: 3 lá Nha đam (khoảng 1 kg), rửa sạch, gọt bỏ phần gai hai bên. 500 gr mật ong nguyên chất, 3 muỗng canh rượu mạnh 40 độ. Tất cả dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó cất vào tủ lạnh. Mỗi ngày uống 3 lần – 15 phút trước bữa ăn – mỗi lần uống một muỗng canh. Uống liên tục nhiều tháng bệnh có thể sẽ thuyên giảm khả quan hoặc khỏi hoàn toàn.
Nhiều trường hợp Viêm Gan C và Ung thư khác cũng đã được điều trị bằng Nha đam với kết quả mỹ mãn. Tuy vậy, với những căn bệnh nghiêm trọng và nan y như thế, cách hay nhất là chúng ta phối hợp nhiều phương pháp, không loại trừ một phương pháp nào.
Bệnh Tiểu đường và cao Huyết áp: Dùng 3 lá Nha đam lớn, nặng khoảng 1 kg, gọt bỏ phần gai hai bên, thái lát rồi nấu sôi. Để nguội và sau đó xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố. Uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một muỗng canh.
Viêm loét Dạ dày: 3 lá Nha đam, rửa sạch, xay nhuyễn. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh trong lúc bụng đói. Tác dụng làm lành vết loét trong dạ dày.