Kể lại chuyện tình bi thảm của hoàng tử William Gloucester

by Tim Bui
Kể lại chuyện tình bi thảm của hoàng tử William Gloucester

PHƯƠNG DUNG

LGT: Khi Kate Middleton và Hoàng tử William nắm tay nhau bước vào thánh đường Westminster để trao nhẫn kết hôn cách đây hơn mười năm (năm 2011), cả thế giới cùng đứng lên hoan hỉ chúc mừng! Những câu chuyện như thế này được báo chí gọi là “chuyện cổ tích thời hiện đại”, vì nó cũng tương tự như chuyện cổ tích Cinderella thời xưa, khi một vị Hoàng Tử tài hoa phải lòng một cô gái thường dân và cưới cô về làm vợ.
Nhưng bạn thử tưởng tượng xem, nếu cặp đôi này không được Hoàng Gia cho phép lấy nhau, thì cuộc tình đó sẽ đau khổ đến dường nào? Chuyện tình giữa Hoàng tử William Gloucester là một chuyện tình như vậy.
Hôm nay, lễ Valentines đã qua, chúng ta cùng nhau ôn lại chuyện tình bi thảm này.

Hoàng Tử William Gloucester là ai?
Sinh năm 1941, Hoàng Tử mang tên William đầu tiên này, William Gloucester, là con trai cả của Nam Công Tước và Nữ Công Tước xứ Gloucester, và là cháu trai của Vua George đời thứ 6. Hoàng Tử William và Hoàng Hậu Elizabeth là ông em họ gần nhất. Chính Hoàng Tử này là cậu bé mang nhẫn cưới đưa lên bàn làm lễ kết hôn trong đám cưới của Hoàng Hậu Elizabeth và vua Philip.

Hoàng tử William Gloucester hồi ấu thơ và gia đình 



William là đứa con cầu tự, vì cặp Công Tước cha mẹ ông đã cố gắng thụ thai trong nhiều năm, mà cứ liên tục bị sảy thai, đến nỗi cả hai đã gần phải bỏ cuộc. Nhưng một phép màu tự dưng xảy ra khi cậu bé William chào đời. Còn trên cả sự kỳ diệu đó là William có tất cả mọi thứ: địa vị cao, tính tình tao nhã, ngoại hình hoàn hảo, và một trí tuệ thông minh hơn người.

William đứng hàng thứ tư trong dòng dõi trong thứ tự được phong chức làm Vua. Tuy nhiên, ông lớn lên dưới cái bóng của ông chú và người ông họ.  Dù vậy, Hoàng Tử William không lấy thế làm buồn, mà còn cho rằng được sống một đời không có tên tuổi, và ít ai để ý đến, thực ra là một điều may mắn không ngờ.

Vì là một nhà thám hiểm bẩm sinh và ước mong sống một cuộc đời bay nhảy, thay vì sống ẩn dật trong cung điện vàng, nên William đã quyết định phá bỏ truyền thống theo đuổi sự nghiệp quân sự của Hoàng Gia sau khi tốt nghiệp trường Đại Học Cambridge. Thay vào đó, ông chọn đi theo lĩnh vực ngoại giao. Ông cũng rất say mê ngành hàng không, và vì vậy, đã trở thành một Hoàng Gia trẻ nhất có bằng phi công.

Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi, Hoàng Tử William đã tâm sự “Có lẽ tôi là hai người khác nhau. Ở một khía cạnh, tôi là Hoàng Tử William, một thành viên trong gia đình Hoàng Tộc, và được đối xử theo chức tước đó. Ở khía cạnh khác, tôi là một cá nhân kín đáo, có suy nghĩ và tham vọng của riêng mình.  Và đôi khi tôi hành xử hoàn toàn khác một vị Hoàng Tử”.

Năm 1968, William cảm thấy chán cuộc sống ở Ông và quyết định thoát ra ngoài, để khám phá một thế giới rộng lớn hơn. Ông nghĩ rằng cách hay nhất là nhận một công việc làm về ngoại giao ở Tokyo, với tư cách là Đại Sứ Hoa Kỳ. 

Vị Hoàng tử trẻ đó có nhiều người hâm mộ nhờ vào bề ngoài rất đẹp trai với khuôn mặt thông tú, đôi mắt xông quyến rũ, và một tâm hồn phóng khoáng, vẻ hào hoa phong nhã. Ông thường được so sánh với vị vua trẻ Edward đời thứ 8, và trớ trêu thay, cũng gặp phải tình huống tương tự như vị vua này về đường hôn nhân.

Với sự nghiệp trong ngành ngoại giao ở Nhật Bản. William thích bay theo tốc độ của riêng mình, nên ông quyết định lái máy bay riêng đến Nhật Bản. Sau 16 ngày bay trong thời tiết khắc nghiệt, ông đã an toàn đáp xuống Tokyo. Hành động này đã lọt đến tai các công ty truyền thông Nhật Bản và điều đó khiến ông trở thành một ngôi sao sáng, trước khi hạ cánh xuống đất nước mặt trời này. Ra đường, ông luôn bị nhiều người chặn lại để xin chụp ảnh chung và xin chữ ký.

Vị Hoàng Tử đẹp trai William rất thích sự chú ý đó và bắt đầu sống theo lối sống của những người nổi tiếng. Nhưng vì không sống ở vương quốc Ông, ông không bị gò bó, với những thủ tục nghiêm ngặt của giới thượng lưu hoàng tộc, và rất vui vì điều đó.

Zsusi Starkloff: Cô bé lọ lem thời hiện đại
William xứ Gloucester trở thành thành viên của một nhóm ưu tú ở Tokyo, nơi ông thường gặp gỡ những người nổi tiếng địa phương và các quan chức nước ngoài. Tại một trong những buổi gặp mặt này, ông gặp được Zsuzsi Starkloff, cô gái Hungary, người mẫu đứng hàng đầu ở Nhật Bản. Thực ra, buổi họp đó được chính tay cô giúp tổ chức. Zsuzsi Starkloff đã xem ảnh của hoàng tử này, và đã đem lòng yêu ông.

Trong một cuộc phỏng vấn sau này, Zsuzsi tiết lộ “Một người bạn đang tổ chức một vũ hội hóa trang và tôi xin phép được mời Hoàng tử William tới dự. Chúng tôi đã viết một tin nhắn với nội dung: ‘Thưa Hoàng tử quyến rũ, chúng tôi nghe nói một bữa tiệc sẽ không phải là một bữa tiệc, nếu không có ông tham dự. Ngoài ra, tôi còn thiếu một chiếc dép thủy tinh, và ký tên là Cinderella ở cuối thư’”.

Trong bữa tiệc đó, hai người đã khiêu vũ rất lâu với nhau, và vị Hoàng tử trẻ này đã hoàn toàn bị Zsuzsi mê hoặc.

Tình yêu của William và Zsuzsi nảy nở nhanh chóng và theo Zsuzsi, sau 3 tháng yêu nhau, William nói: “Tôi chưa bao giờ nghĩ tình yêu có thể đẹp đến thế này!”. Zsuzsi nói: “Chỉ nghĩ đến điều đó thôi, tôi đã thấy hoa cả mắt. Đó là một lời khen thật tuyệt vời”. Cặp đôi sau đó đã thuê một ngôi nhà nhỏ gần bờ biển, và sống trong tổ ấm tình yêu bí mật đó, nơi mà William thích nấu ăn cho Zsuzsi, và làm bữa sáng cho cô mỗi sáng. 

William Gloucester và Zsusi Starkloff

Zsuzsi nói thêm “William là người rất bình dân và đó là điều ai cũng yêu thích về ông ấy”.
Tuy nhiên, một vài tháng sau, tin tức cuộc tình bí mật này cuối cùng đã lan truyền đến Anh Quốc và giới Hoàng Tộc đã rất giận dữ về điều đó. Lý do là vì Zsuzsi là một bà mẹ đơn thân và đã hai lần ly hôn! “Ly hôn” là lý do làm Hoàng Gia chê bai Zsuzsi nhiều hơn hết.

Sau cuộc hôn nhân thất bại lần thứ hai, Zsuzsi đã mang cô con gái tuổi teen, từ Hungary đến Tokyo ở. Tại đây Zsuzsi dần dần trở thành một người mẫu thành công vì vẻ đẹp sắc sảo châu Âu của mình vốn rất được ưa chuộng ở Nhật Bản vào thời ấy. Khi Zsuzsi gặp William, cô đã là một người mẫu nổi tiếng hàng đầu ở nước này.

Sự phản đối kịch liệt của Hoàng gia
Cung điện Buckingham, hay chính xác hơn là những thành viên lớn tuổi nhất của Hoàng gia, rất phẫn nộ trước mối quan hệ này và sẵn sàng làm bất cứ điều gì để chấm dứt điều mà họ cho là sự điên rồ đó.

Năm 1969, Hoàng Hậu Elizabeth tung ra đòn đánh đầu tiên.
Cô nhờ chị gái Margaret đến tham dự “Tuần lễ Ông” ở Nhật Bản để tìm cách phá vỡ mối quan hệ của hai người. Tuy nhiên, vì Margaret đã trải qua sự đối xử tàn nhẫn của gia đình khi cô chọn người phối ngẫu, nên cô lại hoàn toàn đồng cảm với William! Khi đến gặp William, cô Margaret chỉ đơn giản đề nghị ông suy nghĩ mọi việc cho thấu đáo  và bình tĩnh hành xử.
Cô Zsuzsi thổ lộ rằng “Margaret và William nói chuyện khá lâu khi họ gặp nhau. Tôi rất tò mò muốn biết hai người đã nói gì, nhưng tôi không hỏi gì ông ấy hết. Cuối cùng, ông ấy chỉ nói ngắn gọn ‘Cô Margaret khen em rất tử tế và rất thú vị, và cô ấy hoàn toàn hiểu tại sao ông lại đem lòng yêu em.”

Năm 1970, một chuyện đột ngột xảy ra buộc William phải trở về Anh Quốc thăm cha, khi ông bị một cơn đau tim trầm trọng. William nghĩ rằng đây sẽ là thời điểm tuyệt vời để nói chuyện với Hoàng Hậu, em họ của cha, và xin phép được kết hôn với người mình yêu. Hồi đó, Đạo luật Hôn nhân Hoàng Gia năm 1772 quy định rằng tất cả các cuộc hôn nhân trong thân tộc Hoàng Gia phải được quốc vương chấp thuận.

Nhưng mọi chuyện đã không dễ dàng như William tưởng. Sức khỏe của cha ông ngày càng sa sút, và điều đó đã đặt cả gánh nặng lên vai William vì ông là người kế vị sau cha mình. Tuy nhiên, William vẫn hy vọng rằng gia đình ông sẽ nhìn thấy tình yêu mà Zsuzsi và ông dành cho nhau, và sẽ hiểu và chấp nhận cho ông được cưới cô. 

William không hề biết rằng mối quan hệ của ông và Zsuzsi đã làm Hoàng Gia nhớ lại câu chuyện đau khổ của Wallis Simpson và vua David. Không chỉ vậy, việc cô Zsuzsi là một bà mẹ đơn thân, một phụ nữ đã hai lần ly hôn, lại lớn tuổi hơn ông, và là người nước ngoài, là những điều mà Hoàng Gia không thể chấp nhận. 
Tuy nhiên, như đã xảy ra trước kia với Wallis, Zsuzsi thực sự không quan tâm đến việc hôn nhân này. Zsuzsi yêu William và đối với cô, điều đó là quá đủ, dù vậy cô hiểu rằng ở vị trí của ông, hôn nhân là chìa khóa cho phép hai người được ở bên nhau.
Zsuzsi sau này nói: “Mối quan hệ của tôi với William không liên quan gì đến danh hiệu của ông ấy hay việc tôi muốn trở thành công chúa. Đó không phải là mục đích của tôi, và William biết rất rõ điều đó”.

Tình yêu và trách nhiệm
William đã viết thư cho Hoàng Hậu xin phép được kết hôn với Zsuzsi. Ban đầu, Nữ Hoàng đồng ý với quan điểm “nên nghe theo tiếng gọi của con tim”, nhưng Vua Philip đã nhắc Hoàng Hậu đến câu chuyện của Wallis và David. Cặp đôi này có một cuộc hôn nhân đầy sóng gió: vì không được Hoàng Gia chấp nhận, vua David đã phải từ bỏ ngai vàng của mình để được lấy Wallis.
Sự thật thì, chế độ quân chủ, lúc William trở về nước, đang trải qua một thời điểm không hay. Sự chống lại chế độ quân chủ trong giới hoàng tộc ngày một gia tăng, khiến cho Hoàng Gia cảm thấy rất khó chịu. Họ cảm thấy vụ “bê bối” tầm cỡ lớn này có thể gây ra nguy hiểm cho vị thế và quyền lực của họ. Đối với vua Philip, mọi mối đe dọa cho sự ổn định của chế độ quân chủ đều phải được loại bỏ. 
Sau khi biết được tâm trạng của Hoàng Gia và thấy tình trạng sức khỏe không tốt của cha mình, William đã đau lòng quyết định đặt trách nhiệm lên trên tình yêu. Ông đưa Zsuzsi đến sân bay mà không biết đây sẽ là lần cuối cùng ông gặp người mình yêu.

Một kết thúc bi thảm
Không thể sống ở Nhật Bản vì cô luôn nhớ về những tháng ngày tuyệt vời ở đó với William, Zsuzsi quyết định dọn đến New York ở. Zsuzsi vẫn luôn luôn nghĩ họ sẽ quay lại với nhau, dù chỉ trong bí mật. Trong hai năm trời xa nhau, hai người ngày nào cũng trò chuyện qua điện thoại và viết cho nhau những bức thư tình lãng mạn, khiến khoảng cách xa nhau ngày càng trở nên không chịu nổi. Trở về Anh Quốc, William đã từ chức Đại Sứ Hoa Kỳ tại Nhật để hoàn thành vai trò là thành viên của Hoàng gia, nhưng ông cũng trở nên trầm cảm nặng. Trong những năm đen tối đó, lái máy bay là điều duy nhất làm William yêu sống. Thế là vào năm 1972, vì muốn có cảm giác phấn khích, ông quyết định tham gia vào một cuộc thi lái máy bay.

Ông nói chuyện với Zsuzsi và cầu xin cô đi cùng ông trong cuộc thi này. Nhưng thật không may, Zsuzsi không thể tham dự và để William đi thi đấu một mình. Khi đang bay, máy bay của William bị mất thăng bằng và bị rơi xuống. Ông ấy đã chết ngay lập tức! Lúc ấy tuổi đời ông chỉ mới 30.

 Chiếc máy bay bị rớt kết liễu cuộc đời William Gloucester

Zsuzsi luôn tiếc nuối rằng cô đã không thể đi cùng ông trong chuyến bay định mệnh đó. Cô tin rằng ông sẽ vui vẻ và bình tĩnh hơn nếu có cô bên cạnh, và biết đâu nó có thể ngăn chặn được tai nạn chết người đó. Sau cái chết của Hoàng Tử William, Zsuzsi vẫn một lòng chung thủy với ông, và không có một mối quan hệ tình cảm nào với ai nữa.
Zsuzsi nói trong một cuộc phỏng vấn “Không một ngày nào tôi không nghĩ đến William. Không một ngày nào!”
Cái chết của Hoàng Tử William là một mất mát khủng khiếp với Hoàng Gia. Câu chuyện bi thảm của ông khiến mọi người cảm động sâu sắc. Luật lệ hôn nhân của Hoàng Gia đã từ đó mà thay đổi rất nhiều. Chẳng hạn như, chỉ tám năm sau, Margaret được phép được ly hôn, một điều không thể tưởng tượng được vào thời điểm đó. William cũng để lại một dấu ấn rất lớn đối với một thành viên khác trong gia đình, đó là Thái tử Charles (có vợ là Công Chúa Diana). Charles ngưỡng mộ chú mình đến mức đã đặt tên con trai đầu lòng của mình bằng tên của chú. Tuy nhiên, không giống như Hoàng Tử William xứ Gloucester, Hoàng tử William thứ hai này được phép kết hôn với một thường dân là cô Kate Middleton. 

Đó quả là một sự thay đổi lớn trong luật lệ hôn nhân hoàng tộc. Điều mà nhiều người cho rằng nhờ những người đã trải đường cho những chiến thắng đó, như vị Hoàng Tử có tên William đầu tiên trong câu chuyện này.

Tình yêu quả thật là những hạt kim cương mà cũng có thể là những giọt nước mắt…

You may also like

Leave a Comment

Verified by MonsterInsights