Điếm!!!

by Tim Bui

HAI DỐT

Người Sài Gòn có câu nói: Xin đừng nóng! Nóng quá sẽ…nổi mụn!

Khi đọc tới chữ “điếm” hẳn có không ít vị sẽ nghĩ “điếm có gì hay ho đâu mà nói!” Xin thưa rằng:

“Dạ, cũng có lắm cái hay!”

Vị nào đã từng đọc truyện Tàu, coi phim Tàu hẳn đã từng nghe, thấy mấy chữ tửu điếm, khách điếm, phạn điếm? Dịch nôm ra
là quán rượu, nhà hàng, quán cơm thì có gì bậy bạ đâu, có khi còn hay ho, gần gũi nữa.

Điếm gốc là chữ Nho, có mấy nghĩa sau, theo ông Huỳnh Tịnh Của:
Chỗ canh giờ
Quán, tiệm
Che đậy

Sau này, khi chữ nghĩa phát triển hơn, “điếm” còn có nghĩa là:
Chòi canh, trạm gác
Chỗ nghỉ chân (nay ở trong nước hay dùng chữ “nơi dừng chân”)
Người miệng lưỡi không thật thà

Chữ “điếm” còn ẩn nghĩa là nơi mua bán, nơi tạm nghỉ, nơi đổi chác, nơi công cộng… Những nơi này, người gặp người đa phần không quen biết nhau, chỉ gặp nhau trong chốc lát. Chính ở những nơi như vậy dễ xảy ra sự lừa gạt, trộm cắp, giựt dọc… Ngồi trong quán bị móc túi lấy hết bóp tiền thì chỉ còn nước… đi thưa cảnh sát chứ biết nhờ ai bây giờ!

“Điếm” được tiền nhân chúng ta Việt hóa [có lẽ theo âm tiếng Quảng Đông] là “tiệm”. Là người Việt chắc chắn các vị phải biết
tiệm là gì chứ? Khác với Phố là tiệm tạp hóa, tiệm chạp phô là nơi bán hầm bà lằng, bán đủ thứ. Còn Tiệm chỉ phục vụ món ăn, thức uống cho người qua đường, khách vãng lai. Tiệm nhỏ kêu là quán, cửa hàng; Tiệm lớn thì gọi là nhà hàng, cao lâu.

Tiệm là nơi gặp gỡ người quen kẻ lạ. Tiệm là chốn bàn chuyện làm ăn, trai gái hẹn hò. Tiệm cũng là nơi đến rồi đi, dù có muốn ngồi mòn… ghế cũng phải chia tay, rồi mai ta gặp lại. Tiệm là chốn rất nhiều thị phi, nhiều tin đồn, người nói xấu người, là nơi khoe nhan sắc, tiền của, hơn thua… Và tất nhiên cũng là nơi nhiều kẻ xấu lừa gạt người ngay…

Mà hễ cái gì xấu xa, bậy bạ, bẩn thỉu thì gán cho chữ “điếm”. Nào là “gái điếm”, “điếm đàng”, “điếm thúi”… Với những người đem thân ra bán, giới phấn son, người quanh năm sống bằng cách lừa gạt người khác, không lo làm ăn đàng hoàng, không có nghề nghiệp rõ ràng, gian lận…đều là “điếm”! Đâu có con người thì ở đó có điếm!

Chữ nghĩa không xấu chỉ có người xấu. Bản thân chữ “điếm” không hề xấu nhưng khi va chạm trong cuộc đời nhiều thị phi này, xấu tốt lẫn lộn thì sự phân biệt bắt đầu ra đời. Tiền nhân chúng ta đã khéo léo biến một chữ tách thành hai nghĩa để
phân biệt sáng tối trong một xã hội.

Có chữ “điếm” không liên quan gì tới sáng tối, hay dở hoặc đục trong gì ráo. Đó là Bàn Môn Điếm.

Bàn Môn Điếm là tên một ngôi làng nhỏ nằm ở giới tuyến trên bán đảo Triều Tiên giữa hai quốc gia Bắc Triều Tiên và Đại Hàn. Ngôi làng này cách 53 km về phía tây bắc của Seoul và 10 km về phía đông Kaesong. Tại đây đã diễn ra các cuộc họp của Ủy ban Quân sự đình chiến Triều Tiên năm 1953.

Các đại biểu cấp cao của mỗi bên đã họp và ký kết các thỏa thuận trong một tòa nhà được xây dựng bởi cả hai bên trong khoảng thời gian 48 giờ. (CHDCND Triều Tiên cung cấp lao động và một số vật tư, trong khi Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc cung cấp một số vật tư, máy phát điện và ánh sáng để cho phép công việc tiếp tục vào ban đêm.)

Sau chiến tranh, tất cả dân thường được cho di dời đi và cuối cùng biến mất. Riêng, tòa nhà ký kết hiệp định đình chiến kể từ đó đã được Triều Tiên đổi tên thành Bảo tàng Hòa bình.

Một thỏa thuận đình chiến cuối cùng đã đạt được vào ngày 27 tháng 7 năm Bộ Tư lệnh Liên Hiệp Quốc, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Quân đội Nhân dân Triều Tiên đã đồng ý một cuộc đình chiến chấm dứt cuộc chiến. Thỏa thuận này đã thiết lập một khu phi quân sự rộng 4 km dọc theo đường ranh giới đình chiến, phân chia bán đảo Triều Tiên thành hai quốc gia riêng biệt. Mặc dù hầu hết quân đội và tất cả vũ khí hạng nặng đã được loại bỏ khỏi khu vực. Nhưng chỉ trên giấy tờ thôi, thực tế thì cả hai bên đều trang bị rất nhiều vũ khí tối tân, kể cả vũ khí hạt nhân để sẵn sàng đánh nhau!

Một chữ “điếm” khác cũng không liên quan đến trà đình tửu quán là “đắp điếm”. Chữ này có nghĩa là che đậy, dấu diếm
một cách không cẩn thận. Che đậy, dấu diếm mà ai cũng biết, có thể coi là một cách lừa gạt nhau trong cuộc sống. Thế
nhưng…

Tóm lại, chữ “điếm” ban đầu không có gì xấu. Nhưng khi cuộc sống phát triển, người người va chạm nhau thì tiền nhân chúng ta chuyển “điếm” trở thành một nghĩa xấu hoàn toàn. Còn cái hay, cái đẹp thì biến thành Tiệm. Thiển nghĩ, đây là một sự khéo léo và cũng là một sự đắp điếm! 200 cái đá, trả lời tao mày sẽ ăn tất cả. Không trả lời… thì tối nay tao tới nhà mày!”

You may also like

Leave a Comment

Verified by MonsterInsights